Sau khi phiên chợ hè kết thúc vào 6/10 thống kê cho thấy NHA chi 1,27 tỷ bảng cho TTCN dù đang khủng hoảng giữa tâm dịch; con số này tạo nên sự chênh lệch khổng lồ giữa NHA và phần còn lại của bóng đá Châu Âu.
* Theo thống kê từ Independent các giải đấu khác ngoài NHA chỉ chi chưa đến 2 tỷ bảng cho phiên chợ hè 2020
Ngoại hạng Anh chi 1,27 tỷ bảng cho TTCN
Bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh, số liệu mới nhất từ Independent cho thấy số tiền NHA bỏ ra để mua sắm cao hơn năm ngoái tới 80 triệu bảng, con số 1,27 tỷ bảng không phải là con số kỷ lục tuy nhiên giữa tình hình khó khăn, số tiền này thật sự không hề nhỏ. (Đồ thể thao)
Ngoài việc bỏ ra số tiền lớn cho hoạt động mua sắm, các CLB tại NHA cũng thu về đến 861 triệu bảng khi bán cầu thủ; Trong bảng thống kê 11 cầu thủ đắt giá nhất kỳ chuyển nhượng này có đến 7 cái tên thuộc sở hữu giải đấu cao nhất xứ sở sương mù.
Những CLB NHA hoạt động tích cực nhất trong kỳ chuyển nhượng
CLB chi đậm nhất NHA phải nói đến Chelsea, sau một mùa giải không hề đem về một bản hợp đồng mới nào, thì mùa giải 20-21 đã chứng kiến sự bùng nổ của đội bóng thành London; 222 triệu bảng là số tiền mà CLB này đã chi ra trong hè vừa rồi, mang về 7 bản hợp đồng, đây gần như là thay máu cả đội hình.
CLB xếp thứ 2 là Manchester United, khi ngày chuyển nhượng cuối cùng họ đem về 1 loạt 4 tân bình, tổng cộng trong kỳ chuyển nhượng đã có 5 cái tên góp mặt.
Arsenal cũng kịp đưa về 1 tân binh cuối cùng trong ngày cuối cùng, đây cũng là bản hợp đồng kỷ lục của đội bóng khi chi ra đến 50 triệu bảng.
Đồng loạt các câu lạc bộ khác đều bạo chi, trong đó Tottenham đem về 6 tân binh vơi 2 bản hợp đồng mượn, và một cầu thủ chuyển nhượng tự do. Tân binh Leeds United chi đến 94 triệu bảng, Everton là 87 triệu bảng, Aston Villa là 81 triệu bảng,…
La Liga chật vật đối phó với vấn đề tài chính
Trong khi Real Madrid chưa có báo cáo tài chính cụ thể, thì mới nhất Barcelona là CLB công bố tình hình tài chính, mùa giải 2019-2020 họ lỗ đến 97 triệu bảng, đã từ rất lâu rồi CLB xứ Cataluya mới đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách.
Real Madrid không hề có bất kỳ hợp đồng nào trong mùa giải này và kỳ chuyển nhượng mùa đông sắp tới cũng chưa hề có động thái nào cho thấy họ muốn mua thêm; Memphis Depay (25 triệu euro) và Eric Garcia (chưa tới 20 triệu euro) dù được treo giá khá thấp nhưng đều bị Barcelona từ chối.
Việc cân bằng quỹ lương đang là vấn nạn của 2 CLB lớn nhất La Liga, quỹ lương mùa giải 19-20 của Barca và Real Madrid gần như là ngang bằng nhau, con số này gấp đôi so với đội xếp thứ 3 là Atletico.
Tại sao Premier League vẫn bạo chi trên TTCN
Theo phân tích từ các chuyên gia kinh tế, thì hành động bạo chi của Premier League là việc tận dụng khả năng tài chính, trong ngành công nghiệp bóng đá khốc liệt, việc rút ruột cầu thủ của đội bóng khác cũng nằm trong chiến lược giúp CLB giành chiến thắng.
Ở NHA việc đầu tư cho TTCN là điều cần thiết, ở một môi trường cạnh tranh khốc liệt thì việc làm mới đội hình là điều tất yếu. Kể đến như Liverpool đã từng rất thành công với 3 bản hợp đồng Virgil van Dijk, Alisson hay Salah.
Thay vì “Thắt lưng buộc bụng” như các đội bóng lớn các giải đấu khác, NHA chọn việc bạo chi để kích cầu, nhưng bản hợp đồng mới chất lượng mang đến cho giải đấu sự hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên các CLB vừa và nhỏ cũng phải đối mặt với những rủi ro: Tottenham đang có khoản nợ xây sân 175 triệu bảng, đã có giải đoạn CLB này phải giảm lương nhân viên và xin trợ cấp; Everton không có tài chính vững vàng mùa giải trước họ lỗ đến 112 triệu bảng, quỹ lương chiếm đến 80% doanh thu của đội; Leeds và Aston Villa cũng đang đánh canh bạc tất tay khi chi bao trên TTCN, nếu không đạt kết quả tốt họ rất có thể phải tuyên bố phá sản vào cuối mùa.
Nguồn: Báo bóng đá trực tuyến