Bóng chuyền là một môn thể thao thu hút rất nhiều người chơi ở mọi độ tuổi và giới tính khác nhau. Đặc biệt ở Việt Nam, bóng chuyền nữ có sức hút vô cùng lớn và các giải đấu bóng chuyền nữ cũng được tổ chức thường xuyên quanh năm. Cùng Hồng Phúc Sport tìm hiểu một số về các vị trí và nhiệm vụ của từng cầu thủ trên sân.
Luật chơi cơ bản trong bóng chuyền
Hai đội, mỗi đội gồm 6 cầu thủ thi đấu với nhau trên một mặt sân có ranh giới xác định được chia đều bằng lưới. Nhiệm vụ của các cầu thủ là đưa quả bóng qua lưới vào phần sân của đội đối phương sao cho bóng chạm đất trong phần sân của đội đối phương thì sẽ được tính điểm.
Mỗi đội được phép chạm bóng tối đa 3 lần trên phần sân của mình, sau lần chạm bóng thứ ba bóng phải được đưa trở lại lưới (nếu hai lần chạm bóng trước không làm như vậy). Sau 3 lần chạm bóng mà không thể đưa bóng qua lưới sang phần sân của đội đối phương thì đội đối phương sẽ có điểm. (Đồ thể thao)
Tại Việt Nam bóng chuyền là 1 môn thể thao được rất nhiều người ưa thích chỉ sau bóng đá. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những trận đấu bóng chuyền tại những hội làng như hội làng Ninh Hiệp,… Các giải đấu lớn cũng thường xuyên được tổ chức trong năm như Cup quốc gia, giải VTV9 Bình Điền,… Chất lượng chuyên môn cũng ngày càng được chú trọng và nâng cao.
26 lỗi vi phạm và kí hiệu tay của trọng tài bóng chuyền
Vị trí và nhiệm của cầu thủ bóng chuyền nữ
Giống như nhiều môn thể thao đồng đội khác, trong bóng chuyền cũng có chia các vị trí, vai trò và chiến thuật cho từng tình huống khác nhau có thể xảy ra trong trận đấu.
OUTSIDE HITTER
Tay đập bên ngoài – hay còn gọi là chủ công, người đánh trái. Vị trí này có nhiệm vụ tấn công từ bên trái và yêu cầu một cầu thủ có khả năng bật nhảy tốt.
Chủ công thường là tâm điểm của những cuộc tấn công và là người kết thúc hầu hết các đòn tấn công khi nhận được bóng từ chuyền 2. Vị trí này yêu cầu các cầu thủ phải di chuyển đến bất kì vị trí nào trên sân và chọn vị trí tốt nhất để thực hiện những cú đập tốt nhất kể cả ở tuyến trước hay tuyến sau.
Về phòng ngự, họ có thể đón những cú giao bóng của đội đối phương. Đôi khi, họ cũng có thể phối hợp với cầu thủ ở trung lộ trong việc cản phá các cú đập của đối thủ.
Nhiệm vụ:
Chơi ở cả hàng trước và hàng sau.
Là người tấn công chính của đội
Đọc hàng thủ của đối phương và chỉ đạo tấn công
Chắn, thường sẽ phối hợp với tay chắn giữa.
OPPOSITE HITTER
Vị trí này còn được gọi là tay đập bên phải hay đối chuyền. Vị trí này thường được giao cho những cầu thủ có sự linh hoạt nhất và xuất sắc trong cả tấn công lẫn phòng thủ. Đối chuyền cũng cần sở hữu kỹ năng bật nhảy tốt.
Đối chuyền cần phải có kĩ năng đánh bóng từ cả hàng trước và hàng sau. Họ cũng phải luôn trong tư thế sẵn sàng thực hiện những tình huống chuyền bóng trong trường hợp vị trí chuyền 2 không thể thực hiện được. Về phòng ngự, họ sẽ được sắp xếp phối hợp cùng với tay chắn giữa để ngăn chặn những cú đập từ chủ công của đối phương.
Nhiệm vụ:
Hoạt động như một chuyền 2 dự phòng của đội
Chắn bóng từ chủ công của đối phương
Phối hợp phòng ngự cùng với tay chắn giữa
Thực hiện những pha tấn công
SETTER – Chuyền 2
Vị trí chuyền 2 sẽ có nhiệm vụ điều phối trong đội. Họ là những người thực hiện pha chạm bóng thứ 2 và chuyền bóng cho một cầu thủ tấn công. Do đảm nhận trách nhiệm này, họ cần có kỹ năng giao tiếp tốt để thực hiện những tình huống tấn công và đưa ra quyết định một cách nhanh chóng.
Một vị trí chuyền 2 tốt cần phải có khả năng xác định và tìm ra vị trí yếu nhất nơi hàng thủ của đối phương. Vì họ có thể chơi ở hàng trước hoặc hàng sau, cầu thủ ở vị trí này luôn phải trong tư thế sẵn sàng chắn bóng và nhận những tình huống giao bóng khi phòng thủ.
Nhiệm vụ:
Điều phối bóng tấn công
Đặt bóng ở vị trí thuận lợi cho đồng đội.
Thực hiện những cú Dump shot làm đối phương mất phương hướng
Thực hiện những tình huống chắn bóng phòng ngự
Xác định các chất chặn yếu của đội đối phương
MIDDLE BLOCKER/HITTER
Vị trí này còn được gọi là tay chắn giữa hay tay đập giữa. Vận động viên cao nhất của đội thường được giao nhiệm vụ chơi ở vị trí này. Với chiều cao tốt các cầu thủ sẽ có rất nhiều lợi thế ở trên không.
Về phòng thủ, tay chắn giữa có nhiệm vụ ngăn chặn ở khu vực trung tâm của lưới và phải sẵn sàng cho các đợt tấn công trung lộ nhanh của đối phương. Nhưng họ cũng cần phải di chuyển sang hai bên để giúp đồng đội phòng thủ trước những cú đập của đối chuyền hay chủ công đội đối phương.
Khi tấn công, họ chơi gần chuyền 2 để thực hiện những cuộc tấn công nhanh. Họ cũng có thể hoạt động như một mồi nhử để khiến đối thủ bối rối và không thể thực hiện được những tình huống phòng ngự tốt nhất.
Nhiệm vụ:
Đọc cách di chuyển của những tay đập đối phương để thực hiện những tình huống chắn bóng
Ngăn chặn các cú đập của đối thủ.
Sử dụng các pha tấn công nhanh để tấn công.
Làm mồi nhử giúp đồng đội thực hiện tấn công.
LIBERO
Vị trí này tập trung vào phòng thủ là chủ yếu. Libero chỉ chơi ở hàng sau và thường xuyên đòn bóng bước 1 hoặc giao bóng. Để có thể thành công ở vị trí này, yêu cầu cầu thủ cần có kỹ năng chuyền bóng và phòng ngự tốt. Ngoài ra, học cũng cần phải có khả năng phản xạ và nắm bắt tình huống tốt.
Các libero đóng một vai trò quan trọng trong việc tấn công. Họ cần có khả năng biến cú chạm bóng đầu tiên thành đường chuyền tốt nhất để tạo cơ sở cho những pha tấn công nguy hiểm.
Libero có thể ra vào trận đấu khi cần thiết và không bị tính vào những lần thay người của đội. Họ cũng mặc áo thi đấu có màu sắc khác để phân biệt với đồng đội. Nhưng có một số điều mà một libero không thể làm được: Họ không thể tham gia chắn bóng, tổ chức một cuộc tấn công hoặc đập bóng trên độ cao của lưới.
Nhiệm vụ:
Thay thế cho những người chơi nhất định ở hàng sau.
Sẵn sàng để đỡ những cú đập của đối thủ.
Nhận giao bóng từ đối thủ.
Đặt bóng nếu không có người đặt bóng.
Hồng phúc Sport chuyên cung cấp những mẫu quần áo, giày và các dụng cụ thi đấu bóng chuyền tốt nhất với đủ kích cỡ và màu sắc phù hợp cho mọi lứa tuổi.